THÔNG ĐIỆP VÀ KHUYẾN NGHỊ CỦA MEDTECH4.0 2024
Với chủ đề Dữ liệu Y tế, MEDTECH4.0 2024 đã đưa ra những thông điệp và khuyến nghị quý báu đối với Y tế Việt Nam trong việc khai thác dữ liệu Y tế, đặc biệt là dữ liệu y tế số nhằm góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, nâng cao chất lượng các dịch vụ Y tế và hiệu quả quản trị cơ sở Y tế, bảo đảm an toàn thông tin dữ liệu Y tế.
Theo đó, các thông điệp và khuyến nghị chủ yếu bao gồm:
- HỆ THỐNG VÀ DỮ LIỆU:
Dữ liệu là tài sản quý nhất của đơn vị, làm chủ và quản trị tốt dữ liệu sẽ là nền tảng cho chuyển đổi số, hướng tới dữ liệu lớn có ý nghĩa, hướng tới các công nghệ trong Cách mạng 4.0
Do tính chất phức tạp và đặc thù của bài toán dữ liệu lớn trong Y tế (dữ liệu từ nhiều nguồn, thời gian lưu trữ lâu, dữ liệu bao gồm cả đa cấu trúc và không có cấu trúc, trong đó, không có cấu trúc chiếm tỷ trọng lớn, thuật ngữ mã hóa nhiều,…), các đơn vị có thể tham khảo ứng dụng nền tảng nguồn mở Datalakehouse để tích hợp, quản lý và khai thác bởi nhiều lợi ích vượt trội của một nền trảng mở, trong đó, bao gồm những đặc điểm như: hạ tầng không quá tải do quản lý dữ liệu tập trung, triển khai kết nối linh hoạt theo mô hình phi tập trung, dữ liệu không cần phải sao chép để phân tích,…v.v.
Mô hình triển khai hệ thống hybrid (cả server nội bộ và bên ngoài) và mô hình triển khai lưu trữ trên cloud mang lại nhiều lợi ích như: bảo đảm hoạt động liên tục của bệnh viện, linh hoạt khi mở rộng, giảm chi phí xây dựng và vận hành data center vật lý tại chỗ, tránh được các rủi ro hư hỏng hồ sơ như bệnh án giấy (đặc biệt hồ sơ y tế nhiều trường hợp yêu cầu thời gian lưu trữ lâu, ví dụ: lên đến 30 năm đối với trường hợp tử vong), dễ dàng kiểm soát quyền tiếp cận và truy cập, nhanh chóng truy vết và giám định hiệu quả.
03 yếu tố quan trọng trong quản lý, khai thác dữ liệu y tế số: 1. Sự quyết tâm đoàn kết của toàn đơn vị; 2. Đơn giản hóa quy trình, dữ liệu mang tính kế thừa, không phải nhập lại nhiều lần để giảm tải cho nhân viên y tế; 3. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; Nguồn nhân lực chất lượng cao có thể tự làm chủ công nghệ sẽ tiết kiệm được chi phí đầu tư, vận hành và duy trì, nâng cấp hệ thống. Trong đó, nguồn nhân lực trẻ nhạy bén, có thể trợ giúp cho các nhân sự lớn tuổi khó thích ứng với công nghệ hơn. - VỀ BỆNH ÁN ĐIỆN TỬ:
EMR không nhất thiết đi từ HIS đi lên, có thể xây dựng EMR trước rồi đồng bộ lên HIS, như vậy, dữ liệu sẽ chất lượng và đầy đủ hơn, điều này cũng đáp ứng nhu cầu của các Bác sĩ hơn.
Khi triển khai bệnh án điện tử, nên có thời gian triển khai và chạy thử trước khi chính thức bỏ bệnh án giấy để nhận diện các rủi ro và sự cố. Khi đáp ứng yêu cầu rồi mới quyết định bỏ bệnh án giấy.
Quyền thẩm định bệnh án điện tử thuộc về thủ trưởng đơn vị ứng dụng bệnh án điện tử đó. Đơn vị thành lập hội đồng thẩm định, căn cứ trên kết quả thẩm định quyết định có công nhận bệnh án điện tử đó hay không. Và khi đã quyết định sử dụng bệnh án điện tử thì phải bỏ hoàn toàn bệnh án giấy.
Hiện nay TP. HCM đang đặt hàng xây dựng nền tảng EMR dùng chung trong bối cảnh có đến hơn 120 bệnh viện vẫn đang sử dụng HIS, chưa lên EMR (tổng số bệnh viện đến 10/2023 là 129 bệnh viện – BTC) và khoảng 8.800 phòng khám trên địa bàn cũng đang sử dụng HIS. - XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ MỚI:
Low-code hay No-code là 2 trong số những xu hướng trên thế giới (còn mới ở Việt Nam) có thể tham khảo để phát triển EMR theo dạng cấu hình e-form thay vì dạng lập trình, trên cơ sở đã sẵn có dữ liệu y tế. Một số lợi ích: rút ngắn thời gian tạo form, thân thiện hơn với người dùng.
Đối với công tác đào tạo, huấn luyện trong y khoa, hiện nay, nhiều giải pháp công nghệ mới được ứng dụng trên thế giới giúp cải thiện hiệu quả vượt trội. Ví dụ như AI với sự kết hợp của công nghệ mô phỏng 3D có thể giảm ngân sách vận hành xuống đến 1/10 và thời gian thực hiện chỉ còn 30%. - VỀ AN TOÀN THÔNG TIN:
Về vấn đề an toàn thông tin dữ liệu: ngày nay, tội phạm thường nhắm vào các hệ thống trọng yếu của một quốc gia, trong đó có y tế. Bảo đảm an toàn thông tin dữ liệu, bệnh viện, cơ sở KCB cần có các hệ thống backup dữ liệu chung và nên chọn lựa các nhà cung cấp dịch vụ cloud, SaaS uy tín để tránh thất thoát dữ liệu. - CHUYỂN ĐỔI SỐ:
Chuyển đổi số và triển khai bài bản, tổng thể và toàn diện các ứng dụng công nghệ Y tế số không chỉ giúp nâng cao chất lượng công tác chuyên môn, tối ưu quản trị, vận hành mà còn tăng lợi thế cạnh tranh của các bệnh viện trong việc tiếp cận, kết nối, chăm sóc và tạo ra trải nghiệm tốt cho khách hàng (bệnh nhân), đặc biệt ở các thành phố lớn. Những điều này cần gắn liền với chiến lược phát triển của bệnh viện.
Chuyển đổi số cần những con người có năng lực số, do đó việc xây dựng các khung năng lực số (Digital Competence Framework – một khái niệm khá bổ biến trên thế giới) là một trong những sáng kiến mà các ngành nên xem xét. - KHUYẾN NGHỊ QUỐC TẾ CHO TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA Y TẾ VIỆT NAM:
– Việt Nam là quốc gia có tiềm năng y tế khu vực và trung tâm khoa học đời sống.
– Việt Nam đang ở vị thế tương tự như các thị trường tương đương khi họ bắt đầu phát triển công nghiệp. Việt Nam có thể học hỏi từ sự phát triển của các công ty cùng ngành để thông báo các chính sách ngành của mình. Việt Nam có cơ hội tạo ra chiến lược “đột phá” cùng lúc bắt đầu các giai đoạn thay vì tuần tự như các mô hình phát triển truyền thống.
– Bằng cách bắt đầu với thử nghiệm lâm sàng và y tế số, Việt Nam có thể bước vào hành trình này với toàn bộ các năng lực hiện tại, đồng thời tiếp tục xây dựng để đón đầu các cơ hội cao hơn.
– Các thách thức chính cho Việt Nam:
1. Cơ sở hạ tầng còn yếu
2. Thiếu hụt nhân lực công nghệ thông tin, đồng thời các nhân viên Y tế thiếu năng lực số.
3. Thiếu nguồn đầu tư
4. Niềm tin và nhận thức của công chúng chưa cao
5. Thiếu bác sĩ đa khoa
6. Thiếu bác sĩ chất lượng cao ở khâu chăm sóc sức khỏe ban đầu
– 05 sáng kiến cho Việt Nam nhằm tăng tốc chuyển hóa:
– Thiết lập vườn ươm đổi mới Y tế trong và ngoài nước với sự tham gia của cả khu vực công và tư nhằm thu hẹp khoảng cách giữa học thuật, nghiên cứu và thực hành lâm sàng.
– Nâng cao năng lực nhân sự ngành Y tế thông qua các chương trình giáo dục và đào tạo hợp tác trong nước và quốc tế.
– Tài trợ và ưu đãi để phát triển tài nguyên y tế, chuyển giao thu hút đầu tư.
– Khuyến khích mô hình công tư hợp tác (PPP) trong xây dựng cơ sở hạ tầng y tế và định hình hệ sinh thái số.
– Tăng cường cơ sở hạ tầng kỹ thuật số (EHR, mô hình Trung tâm đổi mới ở cấp bệnh viện, cộng đồng, mô hình phòng thí nghiệm đổi mới sức khỏe, AI, Dữ liệu lớn) thông qua địa phương hóa các thành tựu quốc tế.
HỆ THỐNG VĂN BẢN CHỈ ĐẠO VÀ ÁP DỤNG CHO CHUYỂN ĐỔI SỐ Y TẾ
VĂN BẢN CHỈ ĐẠO | ||||||
HIỆN TRẠNG CHUYỂN ĐỔI SỐ Y TẾ TẠI VIỆT NAM
Nghị quyết của Ban cán sự Đảng Bộ Y tế, kiện toàn Ban chỉ đạo Chuyển đổi số Bộ Y tế, Chương trình chuyển đổi số y tế đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, nhiều Thông tư, Quyết định, văn bản đôn đốc triển khai về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số y tế. Bộ Y tế đang xây dựng Nghị định quản lý dữ liệu về y tế.
Có Trung tâm Dữ liệu, cơ bản đáp ứng Tier 2, đáp ứng yêu cầu triển khai, bảo đảm an toàn cho các hệ thống Công nghệ thông tin của Bộ Y tế. Triển khai nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp Bộ Y tế (LGSP), kết nối với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia, đồng thời mở rộng kết nối với các Bộ, Ngành khác.
=> Giải pháp: Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng các Luật, văn bản dưới Luật
=> Giải pháp: Bộ Y tế xây dựng Đề án trình Chính phủ phê duyệt; Huy động các nguồn lực từ NSNN cấp, nguồn thu hợp pháp, tài trợ, viện trợ của các tổ chức nước ngoài; tăng cường hợp tác công tư, chú trọng phương thức xã hội hóa.
=> Giải pháp: Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, hiểu biết về sử dụng các dịch vụ y tế trên nền tảng số một cách an toàn, phù hợp; Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về an toàn thông tin;
=> Giải pháp: Chú trọng công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo và chuyên gia đầu ngành. |